Máy lạnh là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy lạnh ra sao? Tất tần tật sẽ được Điện Lạnh Phan Nguyễn chia sẻ trong bài viết sau đây. Đừng bỏ lỡ các thông tin hữu ích nếu bạn đang quan tâm và cần mua máy lạnh nhé!
Hiện nay, máy lạnh là thiết bị điện tử gia dụng không quan xa lạ với người tiêu dùng Việt Nam. Nhưng có không ít bạn vẫn chưa hiểu rõ máy lạnh là gì? cấu tạo chi tiết và nguyên lý hoạt động của thiết bị này như thế nào? Thông qua bài viết này đây, hãy cùng Điện Lạnh Phan Nguyễn đi tìm hiểu chi tiết về thiết bị này nhé.
Máy lạnh là gì?
Máy lạnh hay điều hòa nhiệt độ là thiết bị điện máy trong gia đình, sử dụng năng lượng điện để thay đổi nhiệt độ vốn có của căn phòng, nhờ đó giúp người dùng có một không gian mát mẻ, thư giãn và cực kỳ tiện nghi.
Hoặc bạn có thể hiểu khái niệm máy lạnh là gì một cách đơn giản hơn như sau: Máy lạnh là thiết bị sử dụng điện năng để thay đổi nhiệt độ phòng tùy theo nhu cầu của người sử dụng.
Hiện trên thị trường có rất nhiều mẫu mã và thương hiệu máy lạnh khác nhau, tuy nhiên chúng được chia thành 2 loại chính như sau:
- Máy lạnh một chiều: Thường được gọi là máy lạnh bởi khả năng làm lạnh, giảm nhiệt độ trong không khí, thích hợp sử dụng trong mùa hè oi bức.
- Máy lạnh hai chiều (máy điều hòa nhiệt độ): Dòng máy này có tính năng làm lạnh vào mùa hè và sưởi ấm vào mùa đông.
Cấu tạo chi tiết của máy lạnh
Máy lạnh thường được cấu tạo từ 2 phần gồm khối trong phòng (dàn lạnh) và khối ngoài phòng (dàn nóng). Cụ thể như sau.
1. Khối trong phòng (dàn lạnh)
Dàn lạnh của máy được đặt ở bên trong phòng, gồm:
- Các ống đồng uốn thành nhiều lớp và được đặt trong một dàn là nhôm dày, có tác dụng hấp thụ nhiệt trong phòng để mang ra bên ngoài;
- Lưới lọc bụi có chức năng chặn tất cả bụi bặm,vi khuẩn, giúp không khí trong phòng luôn trong lành và sạch sẽ;
- Bộ vỏ nhựa với khả năng cách nhiệt tuyệt vời, thiết kế đẹp mang tính thẩm mỹ cao;
- Bộ cánh vẫn và mô-tơ vẫy giúp đảo gió và có nhiệm vụ đưa không khí lạnh khắp phòng;
- Ống dẫn nước thải giúp đưa lượng nước dư thừa trong máy đi ra bên ngoài.
- Bo mạch điều khiển – “bộ não” của máy lạnh, điều khiển mọi hoạt động của máy;
- Bo mạch hiển thị thường sẽ hiển thị nhiệt độ mà máy đang hoạt động;
- Van tiết lưu cho phép hạ áp suất khí gas khi gas đi qua dàn nóng để tản nhiệt, gas đi qua van tiết lưu sẽ chuyển thành dạng khí với áp suất thấp và nhiệt độ thấp để máy thổ ra khắp phòng.
2. Khối ngoài phòng (dàn nóng)
Dàn nóng thường được đặt ở bên ngoài phòng có cấu tạo như sau:
- Lốc máy lạnh (máy nén) có chức năng hút chân không ngoài bên ngoài cục lạnh, nén khí gas sang dạng lỏng ở dàn nóng, nhằm giúp quá trình xả nhiệt đạt hiệu quả tối ưu;
- Quạt dàn lạnh giúp tạo ra luồng không khí lưu thông liên tục qua dàn lạnh, để nhiệt được hấp thụ tốt hơn;
- Quạt dàn nóng có tác dụng thổi không khí xuyên qua dàn nóng, giúp xả nhiệt ra môi trường hiệu quả nhất;
- Ống dẫn gas được làm bằng đồng với khả năng chịu được áp suất và nhiệt độ cao,không bị oxy và dùng để dẫn gas từ dàn lạnh đến dàn nóng;
- Tụ điện giúp động cơ điện của máy nén hoạt động hiệu quả;
- Vỏ khung bảo vệ bên ngoài được thiết kế bằng sắt hoặc nhựa cao cấp, phủ thêm một lớp sơn tĩnh điện, có khả năng chịu được mọi tác động tiêu cực của môi trường.
Đối với máy lạnh 2 chiều còn được trang bị thêm van đảo chiều, có tác dụng đảo chiều dòng gas làm lạnh để máy có khả năng vừa làm mát vừa sưởi ấm tùy theo từng mùa và nhu cầu sử dụng của người dùng.
Nguyên lý hoạt động của máy lạnh
Bên cạnh máy lạnh là gì? chắc hẳn nguyên lý hoạt động của thiết bị này cũng khiến nhiều bạn tò mò. Mời bạn cùng Điện Lạnh Phan Nguyễn đi tìm hiểu nguyên lý hoạt động của máy lạnh sau đây:
- Đầu tiên, máy nén sẽ hút hơi môi chất với áp suất khoảng 118 psi và nén đến áp suất 400psi, lúc này môi chất sẽ có nhiệt độ cao.
- Môi chất ở áp suất và nhiệt độ cao sẽ được đẩy qua van đảo chiều và đi đến dàn ngưng tụ. Quạt dàn sẽ giải nhiệt cho môi chất và hơi môi chất trong dàn ngưng tụ khi gặp nhiệt độ thấp sẽ biến thành thể lỏng.
- Tiếp đến, môi chất thể lỏng được đẩy đi vòng qua bằng van 1 chiều. Lúc này, môi chất đã được làm mát nhưng thực chất vẫn ở áp suất cao và được di chuyển qua các đường ống kết nối đến đường ống trong nhà. Môi chất sẽ được van tiết lưu hạ áp suất và đi vào dàn bay hơi.
- Môi chất sẽ hấp thụ nhiệt từ không khí do quạt thổi vào và hóa hơn, sau đó được làm mát và tản ra môi trường ở trong phòng. Cuối cùng, Môi chất lạnh sẽ được hút về máy nén và tiếp tục chu kỳ làm lạnh tiếp theo.
Lưu ý: Đối với các dòng máy lạnh 2 chiều, nếu ở chế độ sưởi ấm, van đảo chiều sẽ được kích hoạt, thay đổi hướng đi của môi chất. Khi đó, dàn nóng sẽ trở thành dàn bay hơi và dàn lạnh là dàn ngưng tụ, môi chất sẽ đi qua van tiết lưu tại dàn ngoài trời và đi qua van 1 chiều tại dàn trong nhà.